Viện Nghiên cứu Ngô

https://www.nmri.org.vn


Thức ăn ủ chua cho gia súc

Thức ăn thô xanh ngoài cỏ gồm rơm, các phụ phẩm công, nông nghiệp và một số loại cây thức ăn chăn nuôi không phải là cỏ. Trong bài viết lần này, xin giới thiệu với bạn đọc một số phương pháp chế biến các phụ phẩm từ nghề trồng ngô.
Thức ăn thô xanh ngoài cỏ gồm rơm, các phụ phẩm công, nông nghiệp và một số loại cây thức ăn chăn nuôi không phải là cỏ. Trong bài viết lần này, xin giới thiệu với bạn đọc một số phương pháp chế biến các phụ phẩm từ nghề trồng ngô.

1. Phương pháp chế biến bột phụ phẩm ngô
Bước 1: Thu gom từng loại phụ phẩm của nghề trồng ngô gồm thân lá sau thu hoạch bắp (chặt cách gốc 30-35 cm), vỏ bắp và lõi ngô. Thân, lá ngô Lõi bắp ngô Bẹ vỏ bắp ngô
Bước 2: Sơ chế:
- Với thân, lá ngô sau thu hoạch: Bỏ lá khô già sát gốc; Chặt bỏ gốc 1 đoạn khoản 20 cm; Cắt thái đoạn thân còn lại thành từng đoạn 3-5 cm.
- Với bẹ, vỏ bắp: Bỏ lá khô vàng bên ngoài; Nhặt sạch tạp chất; Băm nhỏ.
- Với lõi bắp: Thái nhỏ 2-3cm
Bước 3: Chế biến và bảo quản: Rải phơi phụ phẩm ngô trên nền sạch. Phơi cho đến khi chỉ cần chạm nhẹ vào lá bất kỳ, lá đã vỡ vụn thì nguyên liệu đã đạt độ ẩm <10%, đây là trạng thái lý tưởng để làm bột phụ phẩm ngô. Dùng máy xay hoặc chày đập nát, nghiền nhỏ phụ phẩm thành bột. Sau đó, thu gom bột đã nghiền vào bao nilon hoặc bao xác rắn. 
Buộc chặt miệng bao bảo quản trong kho để dùng dần (trộn với rỉ mật đường cho ăn trực tiếp hoặc bổ sung làm tảng đá liếm) cho gia súc nhai lại.

2. Phương pháp ủ chua cây ngô và phụ phẩm ngô sau thu hoạch bắp
Cây ngô ủ chua dự trữ được trên 6 tháng đã giải quyết được tình trạng khan hiếm thức ăn xanh của trâu, bò trong vụ Đông. Với bò sữa, cây ngô ủ chua đã thay thế được 48% cỏ xanh trong khẩu phần (tính theo vật chất khô) và chiếm 20,6% chất khô của khẩu phần đã làm giảm chi phí thức ăn được 8-10% mà không hề ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng sữa. Chất lượng tương tự với các phụ phẩm ủ chua từ ngô. Phương pháp chế biến ủ chua cây ngô và các phụ phẩm như sau:
2.1. Chuẩn bị:
- Phơi héo ngô: Thường là phơi héo ngô khoảng nửa ngày nhưng không nên phơi quá khô trước khi thái nhỏ và đưa vào hố ủ. Trong lúc phơi, cứ 2 giờ cần trở đảo một lần để cây khô héo đều, tránh tình trạng lớp bên trên khô nhưng bên dưới vẫn tươi nguyên. Thường là cứ sau phơi khoảng 4-6 giờ thì cắt ngẫu nhiên 1 lá ngô (khoảng 3-4 lần là cùng), nằm chặt trong lòng bàn tay. Sau mở ra, nếu thấy các nếp trên lá để lại đường không rõ ràng và ẩm nhưng không rỉ nước hoặc lá không bị gẫy nát thì tức độ ẩm của chúng đạt trạng thái lý tưởng (65-70%) để đem ủ chua. Tỷ lệ nguyên liệu theo bảng sau:
- Cây ngô/vỏ bắp tơi đã phơi héo 100Kg
- Cám gạo 4Kg
- Bột sắn 4Kg
- Rỉ mật 5Kg (đối với cây ngô thu lúc bắp chín sáp); 10Kg (đối với ngô đã khô)
- Muối ăn 0,5Kg
- Nước sạch 10 - 20Kg
2.2. Quy trình
Đập dập, băm nhỏ 3-5cm (nếu có máy thái càng tốt). Loại bỏ những lá khô già ở gốc cây (nếu có). Hòa trộn các nguyên liệu còn lại với nước theo tỷ lệ ở bảng trên. Khi hòa nước rỉ mật, cần dùng 1 ôzoa có dung tích 10 lít. Lấy 5 lít rỉ mật hòa với 5 lít nước lạnh, chú ý khuấy đều và tới đều cho mỗi lớp ngô rải vào hố. Cần định liệu cho vừa đủ lượng dung dịch rỉ mật cho toàn bộ lớp thức ăn trong hố ủ.
Dọn sạch hố ủ, rải 1 lớp đá, sỏi xuống đáy hố rồi rải 1 lớp rơm khô dày 10 cm lên trên. Lần lượt nén chặt từng lớp dầy 15-20 cm cho đến khi hết nguyên liệu ủ. Sau đó, phủ kín hố ủ bằng lớp đất dầy 30-40 cm. Che phủ cẩn thận bằng nilon.
Thường xuyên kiểm tra xung quanh hố ủ, thành vách hố ủ xem có chỗ nào bị hư hại, lở vỡ không. Xâm hố để lấy thức ăn ở các vị trí cơ bản như thành vách, đáy hố, … để kiểm tra thức ăn ủ nhằm phát hiện được mức độ chất lượng thức ăn ủ để xử lý kịp thời.
2.3. Cách sử dụng
Khoảng 72 giờ sau khi đóng hố ủ, quá trình lên men yếm khí dừng lại. Cây ngô thức ăn hoặc các phụ phẩm từ trồng ngô sẽ chuyển thành thức ăn ủ chua. Khi đó, bắt đầu một thời kỳ ổn định, kéo dài khoảng 6-7 tuần. Như vậy, thức ăn ủ chua này có thể cho gia súc nhai lại ăn bắt đầu từ tuần thứ 8. Thức ăn này được bảo quản cho gia súc ăn dần trong 6 tháng. Mỗi lần lấy thức ăn ra xong phải che phủ cẩn thận, tránh nước thấm vào hố ủ. 
2.4. Các chú ý cơ bản
- Hố ủ phải chắc chắn, đáy hố phải bằng phẳng, hố có ít nhất 2 mặt đứng và hố được thiết kế, chọn vị trí sao cho không ứ nước, đọng nước, thấm nước.
- Xác định độ nén chặt: Vạch 1 vạch ở mặt trong của hố ủ còn trống để đánh dấu khoảng cách 15-20 cm từ đáy hố lên. Khi cho thức ăn vào hố đến vạch đã đánh dấu thì giậm nén cho tới khi lớp thức ăn tụt xuống còn 7-10 cm. Tiếp tục lại vạch lên thành trong của hố khoảng cách 15-20 cm, tính từ lớp thức ăn vừa nén xong. Chất thức ăn đã băm nhỏ đã trộn phối nguyên liệu vào hố ủ và đánh dấu tương ứng với bề rộng của 5 ngón tay khép lại. Cứ làm như vậy cho tới khi hố ủ đầy.

3. Phương pháp ủ thân, lá ngô với urê
3.1. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết với tỷ lệ như sau:
- Cây ngô sau thu hoạch 100Kg
- Urê 2Kg
- Muối ăn 0,5Kg
- Nước 60 lít
Cây ngô thu về phải phơi tái bằng cách dựng ở bờ rào 2-3 ngày hay băm nhỏ 5-10 cm rồi tãi ra phơi cho bay bớt hơi nước 1-2 ngày trong điều kiện mùa Đông không có nắng vì cây ngô có hơi tái thì sau này mới dễ ngấm nước có hòa tan urê.
3.2. Quy trình
Quy trình ủ được tiến hành như sau: Hòa tan urê, muối vào nước theo tỷ lệ trên. Cho từng lớp cây ngô băm nhỏ vào bể, mỗi lớp dầy 10-15 cm (nửa gang tay). Sau đó, dùng ôzoa tới nước urê vào lớp rơm đã rải. Dậm nén chặt bằng chân hoặc dùng cối đá lăn đi lăn lại cho thặt chặt. Cho lớp cây ngô khác rồi lại tới nước urê.
Cứ như vậy cho đến khi đầy hố ủ và hết nguyên liệu rồi đóng hố ủ.
3.4. Các chú ý
- Cố gắng hoàn tất hố ủ trong 1 ngày. Càng nhanh càng tốt để urê không bị bay đi, đảm bảo chất lượng thức ăn.
- Xếp các lớp cây ngô như trên xong phải ủ kín ngay bằng lá chuối, nilon, ... phủ lên trên cùng 1 lớp rơm mỏng 5 cm. Sau đó xếp 2-3 lớp gạch thật khít lên trên để nén.
- Nên bổ sung rỉ mật đường với tỷ lệ 10 lít rỉ mật cho 1 khối ủ có dung tích 1,5 m3
3.5. Cách sử dụng
- Sau khi ủ 2-3 tuần bắt đầu lấy cho gia súc ăn.
- Nuôi trâu, bò bằng khẩu phần có cây ngô già ủ urê chiếm 20-25% năng lượng toàn khẩu phần mà vẫn cho tăng trọng 10-11kg/tháng. Cây ngô già ủ urê có thể thay thế hoàn toàn cỏ khô và 1 phần cỏ xanh trong khẩu phần.
 

Nguồn tin: cbsa

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây